Sunday 15 April 2018

NHỮNG BẤT LỢI CỦA CUỘC TẤN CÔNG VÀO SYRIA (Jack Goldsmith và Oona Hathaway)




Jack Goldsmith và Oona Hathaway
DCVOnline dịch
Posted on April 14, 2018 by editor

Chính phủ Hoa Kỳ dường như đang trên đường can thiệp vào Syria bằng quân sự (có thể bằng những cuộc oanh kích) nhằm đáp lại cuộc tấn công gần đây bằng vũ khí hóa học của chính phủ Syria vào thường dân. Chúng tôi nghĩ rằng một vài điểm cần lưu ý.

Hỏa tiễn địa-không bắn lên từ Damacus sang ngày 14 thang 4, 2018. Nguồn: AP/Hassan Ammar

[Cập nhật: 9g tối ngày 13 tháng 4, Mỹ, Anh và Pháp đã oanh kíck vào một cơ sỏa nghiên cứu vũ khí hóa học gần Damacus và hai căn cứ dự tr và chế tạo vũ khí hóa học của Syria]

Tàu khu trục USS Porter có hỏa tiễn được dẫn đường đang tấn công Syria từ biển Địa Trung Hải, ngày 7 tháng 4 năm 2017. Ảnh của Hải quân Hoa Kỳ do Ford Williams chụp.

1. Việc Tổng thống Mỹ đơn phương dùng quân sự tấn công, không có sự cho phép của Quốc hội, dựa trên một khái niệm tổng quát đáng ngạc nhiên về quyền hạn theo Đạo Luật số II của Quyền Tổng thống. Cơ sở lý luận pháp luật trong nước cho bất kỳ cuộc tấn công nào gần như chắc chắn sẽ được căn cứ theo cùng một lý do mà chính quyền Obama đã dựa vào quyền hạn của mình để tấn công Syria vào năm 2013 và chính quyền Trump cũng đã dựa vào đó trong cuộc tấn công Syria năm ngoái: Đạo luật II cho phép Tổng thống sử dụng quân lực – không có quân đội ở mặt trận – để duy trì ổn định ở khu vực và bảo vệ các tiêu chuẩn quốc tế quan trọng khi ông thấy rằng làm như vậy là vì lợi ích quốc gia. Một trong hai người chúng tôi (Goldsmith) đã nói về lý thuyết này khi Barack Obama đang cân nhắc nó vào năm 2013:

Vấn đề chính là nó không đặt giới hạn nào về khả năng Tổng thống có thể đơn phương sử dụng lực lượng quân sự đáng kể. Các vị tổng thống tương lai sẽ dễ dàng dụa vào lý do vì sự ổn định ở khu vực và nhu cầu bảo vệ những tiêu chuẩn quốc tế quan trọng bất cứ khi nào họ muốn can thiệp bằng quân sự ở nước ngoài với những cuộc oanh kích như đã xảy ra tại Syria.

Điểm mấu chốt: Ủng hộ những cuộc không kích vào Syria, nghĩa là đang ủng hộ lý do cho phép Tổng thống, về cơ bản, đơn phương sử dụng không lực bất cứ khi nào ông ấy thấy phù hợp.

2. Cuộc oanh kích sắp tới sẽ vi phạm luật pháp quốc tế. Hiến chương Liên Hiệp Quốc cấm “đe dọa và dùng vũ lực tấn công vào sự toàn vẹn lãnh thổ hay sự độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào.” Đạo luật Quốc tế quan trọng nhất này có 3 ngoại lệ và không có ngoại lệ nào được xét tới ở đây: Thứ nhất, Syria đã không đồng ý với các cuộc tấn công vào lãnh thổ của họ; thứ hai, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc chưa cho phép tấn công; và thứ ba, Hoa Kỳ không hành động vì phải tự vệ.

Một số khác sẽ mô tả sự can thiệp của Hoa Kỳ và đồng minh là một việc để hoàn thành “trách nhiệm bảo vệ.”

Một trong chúng tôi (Hathaway) đã giải thích trong những tình trạng tương tự vào năm 2013,

Học thuyết có đó không phải là để tạo ra ngoại lệ với những đòi hỏi của Hiến chương LHQ, và nó chỉ cho phép can thiệp theo đúng các quy tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc mô tả ở trên.

3. Không có gì chứng minh rõ ràng là cuộc can thiệp bằng không lực sẽ cải thiện tình hình trên mặt đất cho người dân Syria. Các hành động trong quá khứ của Hoa Kỳ đã gây sự phản đối từ những người ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, và sự đe dọa can thiệp và can thiệp cũng có khả năng gây ra sự phản đối. Mỗi khi Hoa Kỳ tăng cường hoạt động quân sự ở Syria, các quốc gia khác, đặc biệt là Nga và Iran, đã làm giảm tác động đó bằng cách tăng cường viện trợ cho Assad. Động lực phản công mạnh mẽ này chính là lý do tại sao cuộc nội chiến có ngoại quốc viện trợ và đỡ đầu kéo dài và tàn bạo hơn.

4. Trừ khi chúng ta sẵn sàng ở lại và giúp xây dựng lại, không có gì bảo đảm rằng cuộc sống sẽ tốt hơn cho người Syria nếu chúng ta thành công trong việc giải thể chế độ Assad tại Syria. Những quả bom có khả năng tiêu diệt, nhưng chúng không thể xây dựng lại. Sự can thiệp nhân đạo gần đây nhất — sự can thiệp của NATO vào Libya trong năm 2011, có Hoa Kỳ tham gia — đã không đạt được những gì nhiều như đã hy vọng. Sau khi NATO can thiệp, lực lượng địa phương đã giết chết người lãnh đạo của Libya, Muammar Gaddafi, và chính phủ của ông tan vỡ. Kết quả là sự rối loạn và vô trật tự. Mặc dù sự can thiệp đó đã được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an, nhưng đã có rất ít quốc gia trên thế giới muốn giúp xây dựng lại Libya. Thời hậu Gaddafi, Libya vẫn chia rẽ do cuộc nội chiến và đã trở thành vùng đất mầu mỡ cho Nhà nước Hồi giáo phát triển.

5. Cuối cùng, và có lẽ nguy hiểm nhất, các cuộc oanh kích sẽ làm tăng khả năng gây ra xung đột lớn hơn và nguy hiểm hơn nhiều với Nga hoặc Iran hoặc cả hai. Thật vậy, trong tháng hai, một cuộc oanh kích của Mỹ đã giết chết một số “lính đánh thuê Nga” ở Syria. Nga không làm gì nhiều để trả đũa, nhưng không có gì đảm bảo rằng họ sẽ vẫn giữ im lặng nếu có một cuốc tấn công tái diễn — hoặc nếu những cuộc oanh kích vào Syria tạo sức ép lên các lực lượng quân sự Nga đang làm việc chặt chẽ với Assad và quân đội của ông ta.

Hơn nữa, một cuộc tấn công gần đây của Israel ở Syria đã giết 4 nhân viên của quân đội Iran. Các cuộc tấn công tiếp theo của Hoa Kỳ vào các mục tiêu của chính phủ Syria cũng có thể gây ra kết quả tương tự. Vì vậy tấn công Syria có thể đưa Hoa Kỳ vào cuộc chiến với không chỉ một, nhưng có thể là ba, nước: Syria, Nga và Iran. Trước khi Tổng thống Hoa Kỳ hành động một cách có thể gây xung đột lớn hơn, ông ấy nên thông báo cho dân Hoa Kỳ biết về những kế hoạch của ông và lấy được sự đồng ý của Quốc hội.

***
Thật dễ hiểu khi nhiều người đã phản ứng bốc đồng trước những hình ảnh khủng khiếp của vụ tấn công vũ khí hoá học: Chúng ta phải làm điều gì đó. Nhưng những nguy hiểm do sự can thiệp vào Syria rất lớn, và viễn cảnh những cuộc oanh kích như vậy sẽ mang lại những cải tiến thực sự trên mặt đất không được kinh nghiệm lịch sử chứng minh. Có lẽ có một biện minh cho việc đẩy mạnh hành động quân sự nhiều hơn hiện nay ở Syria; có lẽ Hoa Kỳ phải đối đầu với Nga về số phận của Assad. Nhưng trước việc quan trọng qua lớn, đó không phải chỉ mình Tổng thống Mỹ có thể quyết định cho Hoa Kỳ, hoặc rằng Hoa Kỳ và một vài đồng minh có thể làm thay cho cả thế giới.

© 2018 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

*
Nguồn: – The Downsides of Bombing Syria. Jack Goldsmith and Oona Hathaway. Just Security. April 10, 2018. Bài này cũng đã được đăng tại Lawfare.







No comments:

Post a Comment

View My Stats