Thursday 19 April 2018

TIỂU THUYẾT BI HÀI “CÒ HỒN XÃ NGHĨA” VÀ DƯ LUÂN : BÀI I & BÀI II (Bà Đầm Xòe)




Tháng Tư 18, 2018

(Trích bài phê bình: “Phạm Thành, từ Hậu Chí Phèo đến Cò hồn Xã nghĩa” của nhà phê bình văn học Đỗ Trường).

Đỗ Trường – Cộng hòa Liên bang Đức.

Nhà văn Phạm Thành sinh năm 1952, tại Yên Định, Thanh Hóa, trong một gia đình có truyền thống yêu văn học nghệ thuật. Cha ông, một trí thức bộc trực, uyên bác đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức tư tưởng, cũng như tính cách của ông. Có lẽ, đó là khởi nguồn, động lực giúp cho Phạm Thành sớm đến với nghề báo, và theo đuổi nghiệp văn sau này. Ông có những năm tháng dài là người lính lái xe vận tải, trong cuộc chiến tang thương và đẫm máu nhất của dân tộc. Chiến tranh kết thúc, Phạm Thành về làm phóng viên cho Đài phát thanh Thanh Hóa. Sau đó, ông theo học Đại học báo chí, thuộc Trường Tuyên Huấn Trung Ương. Năm 1984 ông về làm phóng viên cho Đài tiếng nói Việt Nam. Từ đây, Phạm Thành đi nhiều, viết nhiều, không chỉ riêng cho báo chí. Mà những trang văn, những cuốn tiểu thuyết nặng chịch, ngồn ngộn chất liệu, hơi thở ấy, có được từ kinh nghiệm, vốn sống mấy chục năm đi lại, tiếp xúc lăn lộn với nghề báo của ông.

*
*
Tháng Tư 15, 2018

Tiểu thuyết bi hài “Cò hồn Xã nghĩa” đã được các hãng truyền thống lớn như BBC, RFA giới thiệu cùng các nhà phê bình nổi tiếng ở trong nước và ngoài nước thẩm định, đồng thời cũng có rất nhiều ý kiến đánh giá của những bạn đọc gạo cội.
Nhân tiểu thuyết bi hài “Cò hồn Xã nghĩa” xuất hiện ở Việt Nam, quê mẹ của tiểu thuyết, Fb Phạm Thành sẽ lần lượt giới thiệu một số ý kiến đánh giá của bạn đọc và các nhà phê bình văn học trong nước và trên thế giới về cuốn tiểu thuyết này.

Bài I: Tiểu thuyết “Thời của Thanh thần” của nhà văn hạng 1 Việt Nam Hoàng Minh Tường so với tiểu thuyết bi hài “Cò hồn Xã nghĩa” của nhà văn Bà Đầm Xòe Phạm Thành, thì thế nào?







No comments:

Post a Comment

View My Stats